Tin Nóng
Thu. Apr 18th, 2024

Nền kinh tế thế giới đang cho thấy có rất nhiều những dấu hiệu cảnh báo cho một cuộc Đại suy thoái quy mô toàn cầu có thể sắp xảy ra.

Suy thoái Kinh tế là gì?
Dấu hiệu nhận biết.
Nguyên nhân dẫn tới suy thoái.

Lần cuối chúng ta được chứng kiến là Đại suy thoái kinh tế toàn cầu xảy ra vào cuối những năm 2000, được châm ngòi bởi sự đổ vỡ của bong bóng dotcom, vụ tấn công khủng bố 11/9, các scandal về kiểm toán, cuộc suy thoái kinh tế tại Mỹ trong 3 năm từ 2001 tới 2003 không chỉ ảnh hưởng lớn đến kinh tế Mỹ, mà còn tới nhiều quốc gia châu Âu và châu Á. Đó được coi là cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng kể từ khi Đại khủng hoảng (Great Depression) xảy ra vào năm 1929-1930.

Và bây giờ sau một gần 2 thập kỷ, rất nhiều người đang lo ngại một cuộc suy thoái toàn cầu (Global recession) có thể đang diễn ra. Theo Wiki thì Suy thoái kinh tế là sự suy giảm của Tổng sản phẩm quốc nội thực trong thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm (nói cách khác, tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong hai quý). Tuy nhiên, định nghĩa này không được chấp nhận rộng rãi. 

Suy thoái kinh tế (Recession) không giống với kinh tế trì trệ (Stagnation) là tăng trưởng thấp hoặc bằng 0, và cũng không như Khủng hoảng kinh tế (Depression) là sự sụt giảm nghiêm trọng kéo dài trong nhiều năm. Một cuộc suy thoái trầm trọng và lâu dài sẽ được gọi là khủng hoảng kinh tế.
Suy thoái có nghĩa là giá trị của tất cả hàng hóa dịch vụ được sản xuất trong một quốc gia đi xuống trong 6 tháng liên tiếp.

Suy thoái kinh tế xảy ra từ Q3 2008 đến Q1 2009

Theo Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER) họ đã đo lường và thu thập dữ liệu hàng tháng của bốn lĩnh vực khác bên cạnh GDP để dự báo: Thu nhập thực tế, Việc làm, Sản xuất và Bán lẻ. Nếu các chỉ số này suy giảm thì cũng sẽ dẫn tới khả năng GDP cũng giảm.

Kể từ năm 1960 đến 2007 đã có 122 cuộc suy thoái xảy ra trên 21 nền kinh tế công nghiệp phát triển. Nghe có vẻ như là nhiều nhưng những nền kinh tế này chỉ xảy ra khủng hoảng trong khoảng 10% của thời gian trên.

Mỗi một cuộc suy thoái đều đặc biệt, nhưng chúng đều có những đặc điểm chung. Mỗi cuộc suy thoái đều kéo dài trong khoảng 1 năm, và GDP của quốc giá đó sụt giảm khoảng 2%, và trong một số trường hợp có thể lên tới 5%.

Khi đó đầu tư, xuất nhập khẩu, các ngành công nghiệp sản xuất đều bị suy giảm. Thị trường tài chính như chứng khoán, nhà đất… cũng thường rơi vào hoảng loạn. Tất cả điều này đều có ảnh hưởng một cách tiêu cực tới người dân của quốc gia đó. Nhiều người mất việc làm, và thậm chí nếu họ không có khả năng trả nợ cho những khoản vay thế chấp sẽ dẫn đến mất nhà vô gia cư, và giá nhà sẽ giảm mạnh.
Người dân cũng sẽ có ít tiền hơn để chi tiêu vào các việc mua sắm tại cửa hàng, nhà hàng…điều này cũng dẫn đến việc buôn bán kinh doanh sẽ bị thu hẹp, tiền kiếm được ít hơn, hoặc không có nhưng chi phí vẫn phải trả sẽ dẫn đến phá sản.

Vậy có cách nào để nhận biết trước khi suy thoái xảy ra?

Một số nhà kinh tế học tập trung vào số lượng người làm việc trong các lĩnh vực sản xuất. Trong lĩnh vực sản xuất, các đơn hàng đều được đặt hàng tháng, nhưng khi các nhà máy và các công ty có ít đơn hàng hơn, họ sẽ dừng việc tuyển nhân sự mới, và thậm chí bắt đầu sa thải bớt người cũ trong công ty. Đây là một trong những dấu hiệu tốt để nhận ra nền kinh tế đang phát triển chậm lại.

Các chuyên gia cũng nhìn vào thị trường trái phiếu chính phủ để dự đoán, họ nhìn vào khả năng sẵn sàng của các nhà đầu tư cho chính phủ vay tiền trong một khoảng thời gian dài đó là việc mua trái phiếu chính phủ dài hạn. Và khi các nhà đầu tư nhận ra nền kinh tế đang có những dấu hiệu suy thoái, họ sẽ bán cổ phiếu của các công ty và thay vào đó cho chính phủ vay tiền để đầu tư vào trái phiếu dài hạn. Đó là lý do tại sao trái phiếu chính phủ được coi là tài sản ít rủi ro để đầu tư khi xảy ra suy thoái.

Nguyên nhân dẫn đến suy thoái.

Một nền kinh tế khỏe mạnh sẽ có rất nhiều tiền được chảy qua hệ thống đó.

Ngân hàng trung ương các nước hạ lãi suất cho vay, kích thích cho vay và tiền hay bơm tiền vào nền kinh tế.

Chủ sở hữu của các công ty đưa tiền vào hệ thống kinh doanh của họ và thuê rất nhiều nhân công tạo ra nhiều công ăn việc làm.

Người tiêu dùng tiêu sài nhiều tiền cho các sản phẩm dịch vụ.

Ngân hàng Trung ương bơm và kích thích thị trường bằng dòng tiền lớn.

Nhưng khi dòng tiền bị chăn lại, hoặc có ít tiền hơn trong thị trường, sẽ dẫn đến suy thoái.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến dòng tiền bị chặn hoặc chậm lại.

Ngân hàng trung ương tiến hành chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách nâng lãi suất cho vay, điều này khiến tiền không còn được vay dễ dàng nữa. Và với lãi suất gửi cao, khiến người dân đưa tiền khỏi hệ thống vào ngân hàng để gửi tiết kiệm. Cả hai điều này khiến dòng tiền ít đi, do khuyến khích tiết kiệm, ít vay mượn sẽ khiến chi tiêu sụt giảm.

Niềm tin của người dân (tiêu dùng hay nhà đầu tư) cũng là một nguyên nhân, người dân nhận thấy hoặc lo lắng về nền kinh tế cũng sẽ dẫn đến việc giữ tiền lại thay vì tiêu sài hay đầu tư. Đây cũng là nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán hay bất động sản lao dốc, do không có thêm tiền được bơm vào và do mất niềm tin vào thị trường.

Lạm phát cũng được coi là nguyên nhân lớn nhất, nó khiến giá cả hàng hóa dịch vụ tăng cao, nó cũng sẽ khuyến khích tiết kiệm và ít tiêu sài.

Suy thoái có thể xảy ra khi dòng tiền trong nền kinh tế bị thắt lại.

Khi nền kinh tế đi xuống tại một quốc gia nó sẽ lan đến biên giới và tạo ra hiệu ứng Domino.
Ví dụ vào năm 1997, khủng hoảng tài chính tại khu vực Đông Á, và tại các nước Đông Nam Á bắt nguồn từ Thái Lan khi giá trị đồng Thái Bath bị sụp đổ, kéo theo sự mất niềm tin của các nhà đầu tư tại Thái Lan và bắt đầu lây lan ra khu vực, khách du lịch tại Thái Lan bị giới hạn khả năng đem theo tiền mặt ra khỏi đất nước. Tiền tệ tại các quốc gia khác như đồng Ringgit của Malaysia và Rupiah Indonesia cũng bắt đầu bị mất giá trị. Điều này làm các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu nghi ngại và lưỡng lự khi đầu tư vào các nước đang phát triển.

Gần đây, Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang đã ảnh hưởng lên nhiều quốc gia khác trên thế giới. Hai siêu cường quốc này sản xuất và buôn bán khoảng 40% sản lượng đầu ra của toàn cầu. Nhiều chuyên gia lo ngại sự căng thẳng leo thang sẽ dẫn tới một cuộc suy thoái toàn cầu tiếp theo.

Trade war có thể gây nên suy thoái theo hiêu ứng Domino lên các nước trong khu vực Châu Âu và thế giới.

Hãy lấy Đức làm ví dụ, Đức là một quốc gia lớn dựa vào xuất khẩu, Đức kiếm được rất nhiều tiền nhờ việc sản xuất máy móc, trang thiết bị và bán sang các nước khác như Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc lo ngại chiến tranh thương mại làm nhu cầu từ Mỹ giảm nên sẽ làm giảm các đơn hàng từ Đức. Khi Đức là một nền kinh tế lớn nhất nhì khu vực Châu Âu lâm vào tình thế khó khăn sẽ kéo theo sự suy thoái của toàn bộ khu vực.

Hiện tại thế giới đang trong giai đoạn của cuối chu kỳ tăng trưởng kinh tế, khi nhiều dữ liệu cho thấy một tương lai không chắc chắn, mong manh, dễ đổ vỡ đối với nền kinh tế. Những căng thẳng thương mại và chính trị giữa các nước hay bất kỳ sự kiện khó dự đoán nào xảy ra đều có thể dẫn tới suy thoái của toàn bộ nền kinh tế. Chúng ta hãy cùng chờ đón điều gì sẽ xảy ra trong tương lai.

Related Post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *