Trong bài viết (phần 1) tôi đã đề cập sơ qua về một số ví dụ thực tế trong lĩnh vực công nghệ và đưa ra mô hình về tăng trưởng lũy thừa trong toán học qua ví dụ “hạt thóc – ô bàn cờ ” để các bạn có thể hình dung về mức độ tăng trưởng.
Trong phần 2 này tôi sẽ đi sâu hơn về lĩnh vực công nghệ, nền tảng và các ứng dụng dựa trên Internet khi áp dụng vào mô hình tăng trưởng lũy thừa.
Trước tiên để nhận biết về tốc độ tăng trưởng tôi muốn các bạn hình dung và so sánh tại về ví dụ tại Việt Nam khoảng thời điểm một thập niên trước so với hiện tại. Tôi chưa đưa ra so sánh với các nước phát triển tiên tiến trên thế giới. Mà đưa ra một số chỉ số tại Việt Nam để các bạn dễ hình dung hơn về sự thay đổi nhanh chóng ngay quanh bạn trong kỷ nguyên số. Chúng ta đang có gì hiện tại?
Từ một quốc gia kém phát triển về công nghệ thông tin trong hơn một thập niên trước. Với cơ sở vật chất hạ tầng về công nghệ lạc hậu. Tỷ lệ người Việt truy cập Internet thấp, số người có điện thoại di động không cao. Số tài khoản đăng ký hay truy cập mạng xã hội thuộc hàng áp chót trong khu vực và đa phần tập trung vào tầng lớp có học thức và doanh nhân. Nhưng sau một thập niên của sự hội nhập và phát triển trong lĩnh vực công nghệ Việt nam hiện đứng Top 10 quốc gia phát triển nhanh nhất thế giới. Đa phần người dân Việt Nam đều có Smart phone và có thể truy cập Internet. Theo thống kê có khoảng 60 % dân số sử dụng Smart phone, 67% dân số truy cập internet và tham gia các mạng xã hội tại Việt nam. Các nhà phát triển tạo ra hàng ngàn ứng dụng dành cho mọi lứa tuổi và thành phần xã hội từ doanh nhân, công chức, sinh viên tới người già không thực sự rành công nghệ hay trẻ nhỏ. Internet hiện tại đã phổ biến ngay ở các vùng sâu vùng xa, có thể nói internet đã phủ sóng trên hầu hết mọi nơi trên thế giới và Việt nam nói riêng. Những nền tảng được xây dựng ban đầu trên các thiết bị PC (máy tính), và Smart phone hiện tại cũng có thể đáp ứng được sử dụng như những máy tính được đơn giản hóa và thu nhỏ nâng cao tính tiện ích trong việc di chuyển và tiện dụng. Song hành cùng nó thì các ứng dụng trên internet dành cho điện thoại cũng phát triển nhanh chóng theo cấp số nhân. Từ kinh doanh, giải trí, giáo dục… và mạng xã hội ra đời đã thay đổi cách con người giao tiếp, liên lạc, hay chia sẻ thông tin, Nó là mối đe doạ trực tiếp và thay đổi cách tiếp cận truyền thống đối với các phương tiện báo trí, truyền thông. Với mạng xã hội con người dường như đã xích lại gần nhau hơn, nơi họ thoải mái kết nối, biểu đạt quan điểm cá nhân và tiếp nhận kiến thức, Thế giới đang trở lên nhỏ hơn, phẳng hơn thông qua mạng xã hội (Facebook, Twitter, Zalo…) là thứ mà các bạn có thể dễ dàng nhận ra về mức độ sử dụng và tăng trưởng của người dùng.
Trong một khía cạnh nào đó, những sản phẩm hay ứng dụng được các nhà phát triển, các công ty công nghệ tạo ra và hoạt động tương đối phức tạp và cần thời gian phát triển ứng dụng khá lâu trước khi đến tay người dùng. Nhưng đó dường như không phải là mối quan tâm của người sử dụng dịch vụ và hầu hết mọi người không cần phải hiểu cách thức hoạt động của bất kỳ các thiết bị hay ứng dụng nào mà việc của họ chỉ cần tải chúng về và sử dụng chúng theo sở thích của riêng họ. Mức độ tăng trưởng của các ứng dụng và dịch vụ là vấn đề tôi muốn đề cập tới . Các bạn có thể thấy qua minh chứng cụ thể sau:

Quan sát chart trên các và đưa đường đồ thị hàm số F(x) = 2^x vào ví dụ trên.
Rõ ràng có thể thấy nó thể hiện đường cong của tăng trưởng lũy thừa.
Lượng ứng dụng tăng là các websites tương ứng với mức độ tăng lên của người sự dụng. Thời kỳ đầu nó là rất ít, nhưng sau đó là những năm 2015-2019 hiện tại các bạn có thể thấy nó là sự bùng nổ (chỉ tính riêng về lượng website xuất hiện, chưa tính đến người dùng user)
Mức độ tăng trưởng lũy thừa khi áp dụng vào lĩnh vực công nghệ chính là sự công nhận (Adoption)

Các ứng dụng cụ thể trong lĩnh vực công nghệ được công nhận và sử dụng tại Mỹ như (điện thoại, oto, TV, máy bay, game…) chúng đều là những đường cong thể hiện sự bùng nổ. (hình 2)
Khi các bạn sử dụng một thứ gì đó liên quan đến công nghệ, trong số các bạn ở đây có ai thắc mắc và đặt câu hỏi tới nhà sản xuất “Nó được tạo ra như thế nào, cách thức hoạt động của nó ra sao. Liệu nó có an toàn không..? ” Và sau khi thỏa mãn và được giải đáp, các bạn mới sử dụng?
Không, tất nhiên là không ai làm vậy. Khi đã ở giai đoạn của sự công nhận thì mặc định là các bạn sẽ sử dụng chúng mà không quá bận tâm về các vấn đề trên.
Sau đây tôi sẽ giải thích 5 giai đoạn của sự chấp nhận một thứ gì đó mang tính đổi mới:

1. Innovators (Những người đổi mới): Đây là giai đoạn các công ty, hay dự án start up… theo đuổi công nghệ mới một cách tích cực để đạt được lợi thế sớm từ đầu, họ là những người chấp nhận rủi ro để mang lại cái mới cho con người, xã hội.
2. Early Adopters (Những người dùng đầu tiên): Đây là giai đoạn sản phẩm và ứng dụng của công ty, người phát minh có lượng người dùng sử dụng đầu tiên. Đây là nhóm người sử dụng thử, hoặc chấp nhận rủi ro để sử dụng sản phẩm ứng dụng.
3. Early Majority (Số đông chấp nhận sớm): Đây là giai đoạn những người chấp nhận sự đổi mới muộn hơn so với nhóm người dùng đầu tiên sau khi đã sản phẩm ứng dụng đã được trải nghiệm và đánh giá.
4. Late Majority (Số đông chấp nhận trễ): Họ là những người tham gia sự đổi mới với độ trễ cao. Những cá nhân này tiếp cận một sự đổi mới với một mức độ hoài nghi cao & sau khi đa số xã hội đã thông qua sự đổi mới.
5. Laggards (Những người lạc hậu): Họ là những người cuối cùng chấp nhận, và tất nhiên là ở cuối giai đoạn khi công nghệ đã ở thời kỳ phát triển đỉnh điểm. Đó là những người bảo thủ, ít tiếp thu và có tư tưởng truyền thống cổ hủ hoặc ngại đổi mới.
Như vậy chúng ta có thể thấy Internet và rất nhiều ứng dụng của nó đang ở đâu đó trong các giai đoạn của sự công nhận (Hình 2). Có những công nghệ đã được sử dụng và công nhận, có những thứ không được công nhận và bị đào thải, và cũng có hàng ngàn những phát minh mới đang được phát triển để có được sự công nhận.
Bài viết tiếp theo tôi sẽ đưa ra các thông tin đánh giá khách quan để chúng ta nhận biết Bitcoin và công nghệ Blockchain đang ở đâu trong các giai đoạn của sự phát triển công nhận kết hợp trong mô hình tăng trưởng lũy thừa, và điều gì là nền tảng, là nhiên liệu và ứng dụng của nó vào thực tế cuộc sống để phát minh quan trọng này cất cánh trong tương lai gần.
Hãy cùng đón xem phần cuối của bài viết nhé!
Recent Comments